Mạng trung tâm gia sư giỏi HÀ NỘI – Nổi tiếng từ 2011

For Consultation

(+62) 8896-2220

ngu van lop 8 tu lieu tham khao ve truyen ki viet nam

Ngữ văn lớp 8: Tư liệu tham khảo về truyện kí Việt Nam

Trong bài viết này tutor.vn tổng hợp cho các bạn học sinh lớp 8 một số phần tư liệu tham khảo về các tác phẩm truyện kí Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1. Hi vọng những đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu văn học này sẽ là tài liệu học tập giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về các văn bản như “Tức nước vỡ bờ”, “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”…

ngu-van-lop-8-tu-lieu-tham-khao-ve-truyen-ki-viet-nam

TÔI ĐI HỌC

Những truyện ngắn thành công nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. Tình yêu lai láng, man mác đối với làng quê thơ mộng trong những đêm trăng trên sông nước, niềm đồng cảm với những con người có tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm đã làm nên sức hấp dẫn riêng của nhiều trang văn Thanh Tịnh.

(Lê Quang Hưng)

Tôi đi học được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kí ức, bao gồm một chuỗi các sự kiện, mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha, nguyên khiết tuôn trào. Mạch chính của dòng cảm xúc là những biểu hiện tâm lí xoay quanh nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường; đồng thời, qua một số nét chấm phá, tác giả khắc họa tình cảm của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học thông qua thái độ yêu thương và những cử chỉ ân cần của ông đốc, thầy giáo và các phụ huynh học sinh. Dòng cảm xúc không chỉ có vai trò kết nối và duy trì sức sống cho các sự kiện mà nó còn là yếu tố kích thích trí tưởng tượng vận hành theo một quy luật thẩm mĩ. Có thể xem thời điểm “cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…” là hoàn cảnh khơi gợi cảm xúc nền, tạo ra ấn tượng chung; hình ảnh “ mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè, núp dưới nón mẹ” là hình ảnh có tính chất hạt nhân quy tụ và định hướng cho những liên tưởng; để từ đó mở ra các tình huống và chi tiết cụ thể: những quan sát dọc đường, trước sân trường, xếp hàng vào lớp, cảm nghĩ trong lớp học,…

Tác giả đã thể hiện khả năng vận dụng khá nhuần nhuyễn các hình ảnh so sánh. Khảo sát gần hai mươi lần so sánh trực tiếp và so sánh ngầm xuất hiện trong truyện ngắn, dễ nhận thấy có những hình ảnh được so sánh rất sinh động. (…) Những hình ảnh so sánh độc đáo ấy góp phần làm cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn, phù hợp với việc thể hiện một dòng cảm xúc thấm đẫm những kỉ niệm thơ ngây. Bên ccanhj đó, tuy tính chất đặc trưng của hồi ức là sự tuôn trào những cảm xúc chủ quan, song tác giả đã đan cài được yếu tố khách quan vào mạch truyện một cách khá hiệu quả. Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” chẳng hạn, là hình ảnh khách quan vừa tả thực, vừa là hình ảnh so sánh ngầm có ý nghĩa tượng trưng. Con chim ấy hay chính người học trò ấy, trong một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh” đã ngập ngừng cất cánh vào bầu trời?

Là những biểu hiện của kí ức hồi quang cho nên thời gian và không gian trong truyện là thời gian và không gian tâm trạng. Đồng thời, những kỉ niệm ngọt ngào về buổi đầu đến lớp ấy cũng được chuyển hóa thành những cảm giác bay bổng, lãng mạn, lung linh và tươi tắn sắc màu; thao thiết gợi về một thời quá vãng đầy kí ức tưng bừng rộn rã và lấp lánh chất thơ. Khép lại trang văn của Thanh Tịnh, dường như mỗi người còn bồi hồi, xao xuyến, dẫu đã đi qua những ngày tháng đến lớp nhưng mỗi lần nghe hai tiếng “tựu trường” vẫn thấy lòng thổn thức khôn nguôi.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Mời các bạn xem thêm: Tìm gia sư giỏi dạy kèm môn văn ở Hà Nội

TRONG LÒNG MẸ

Đọc Nguyên Hồng, thấy nhân vật phụ nữ nổi trội hẳn lên và có một vẻ riêng: thường là một bà mẹ trẻ, nghèo khổ, cần cù, nhẫn nại, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, có một thứ bản năng tự nhiên của phụ nữ là thèm khát sự sinh nở và yêu thương con tha thiết. Người đàn bà ấy thường là nạn nhân của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến. Nhưng trái tim sôi nổi, dễ yêu và yêu mãnh liệt, người đàn bà ấy nhiều khi gạt phăng cả những tục lệ, những thành kiến hà khắc, quyền uy nhất để chạy theo tiếng gọi của hạnh phúc.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm, nổi lên hàng đầu. Mà chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình lên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết và mãnh liệt.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Chỉ cần kể lại, ghi lại một cuộc trò chuyện, đối thoại, mà Nguyên Hồng vừa khắc họa được bức chân dung tiêu biểu cho một hạng người, vừa bộc lộ thái độ xã hội dứt khoát, quyết liệt của mình. Bằng mấy câu nói, có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô. Nhân vật này chẳng những tiêu biểu cho hạng đàn bà “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”, mà còn là hiện thân của cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội ngày đó. Thuật lại quá trình diễn biến tâm trạng của bé Hồng, từ chỗ nín nhịn, ghìm nén tới sự bùng nổ của niềm xót xa, uất hận, Nguyên Hồng nói to lên nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ, qua đó kết án đanh thép sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy.

(La Khắc Hòa)

Tắt đèn
Tắt đèn

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Trong tiểu thuyết tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tang một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám “tru tréo”, kêu to lên chế độ bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: “Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời”. Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: “Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả”.

Mời các bạn xem thêm: Tìm gia sư luyện thi đại học giàu kinh nghiệm 

 

Tài liệu học tập