Đã bao giờ bạn tử hỏi Phương pháp ôn thi Đại học khối B để làm tốt đề thi?
Kì thi đại học sắp đến gần hơn với các bạn sĩ tử, đây là kì thi quan trọng nhất để định hướng cho các bạn về nghề nghiệp tương lai , là thời điểm các bạn khẳng định mình cũng như thể hiện khả năng, kiến thức sau 12 năm học hành vất vả. Ôn thi đại học ở mỗi khối lại mang những đặc thù riêng. Dưới đây là phần chia sẻ của nhiều bạn về phương pháp ôn thi đại học khối B để các bạn có thể tham khảo.
Theo cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, năm 2017 các môn ban Khoa học tự nhiên đều thi trắc nghiệm, không thi tự luận như các năm trước. Do đó, các sĩ tử cần ôn đúng trọng tâm, không lan man và bám sát chương trình sách giáo khoa để có thể đạt điểm cao cho từng môn.
Môn Toán
Môn toán có một đặc thù là rất nhiều công thức, một bài có nhiều phương pháp giải Toán thi Đại học khác nhau, vì vậy cần phối hợp và linh động trong việc áp dụng công thức cho mỗi bài.
- Học thuộc lòng cũng như nắm chắc các định nghĩa và công thức trong sách giáo khoa. Để có thể ghi nhớ các công thức nhanh và dễ nhớ, các bạn có thể tự mình đặt ra các quy tắc đọc cho từng công thức ( ví dụ: công thức lượng giác: sin đi học/ cos không hư/ tan đoàn kết/ cot kết đoàn sẽ tương đương với sin= đối/ kề; cos= kề/huyền; tan= đối/kề; cot= kề/đối…). Sử dụng bút hide light để in đậm các công thức, dùng sơ đồ tư duy, mind map …
- Luyện nhiều đề để rèn kĩ năng phản ứng với đề, khi gặp các dạng bài tương tự cho đề thi có thể liên hệ và áp dụng nhanh các công thức cũng như phương pháp giải phù hợp. Tìm các cách giải nhanh cho từng bài tập vì thời gian thi trắc nghiệm không nhiều nên nếu dùng cách dài dòng bạn sẽ không có thời gian để hoàn thành đề thi.
- Nên tổng hợp kiến thức theo từng chuyên đề và tìm các câu hỏi trắc nghiệm cũng như tự luận để làm đề, phần nào còn yếu nên củng cố thêm. Sử dụng một cuốn sổ nhỏ để ghi chép và có thể mang theo khi cần, khi quên công thức có thể nhìn vào quyển sổ để nhớ lại. Đây là phương pháp học Toán thi đại học dễ nhớ được nhiều bạn lựa chọn.
- Các chuyên đề toán cần nhớ:
+ Đồ thị, hàm số
+ Chuyên đề số phức.
+ Chuyên đề mũ logarit.
+ Chuyên đề tích phân.
+ Hình tọa độ không gian.
+ Lượng giác.
+ Xác suất- thống kê- Nhị thức Newton.
+ Hình học không gian.
+ Hình tọa độ Oxy
+ Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình.
+ Gía trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
+ Dãy số nhân, cấp số cộng.
Ngoài học thuộc các công thức thì các bạn cần học thêm các cách biến đổi, mở rộng từ các công thức đã có.
Môn Hóa
Giống như toán, Hóa cũng cần phải ghi nhớ rất nhiều kiến thức cho nên phương pháp học môn Hóa thi đại học cần lưu ý phần lý thuyết. Ở phần này các bạn cần nắm chắc cũng như biết cách áp dụng với từng đề bài.
- Thường xuyên làm bài tập, các đề lý thuyết đồng thời chú ý các câu hỏi liên quan đến đời sống, các hiện tượng thực tiễn( ví dụ: vì sao sắt để lâu ngày lại bị gỉ, bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng người ta lại dùng đồng để làm dây dẫn điện mà không phải dùng bạc?…)
- Tự viết các phương trình cân bằng hóa trị, các phương trình phản ứng, nhớ các phản ứng có thể xảy ra trong những điều kiện cụ thể nào?, dãy hóa trị, khối lượng mol…Việc luyện tập nhiều sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn, và áp dụng tốt cho bài làm của mình.
- Học cách áp dụng các công thức tính toán như phương pháp trung bình, bảo toàn khối lượng , nguyên tố…
- Ghi lại các công thức trong một cuốn sổ hoặc giấy nhớ, viết các phương trình khó nhớ ra giấy nhớ dán ở những nơi dễ nhìn thấy để dễ học thuộc.
Các bạn nên tham khảo các trang web luyện thi như “ luyện thi 247”; “ Hocmai.com”… tham khảo những đề và cách giải hay của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm ôn thi.
Môn sinh học
Kiến thức lý thuyết của môn sinh rất khó nhớ vì vậy các bạn học sinh nên học thuộc các khái niệm cơ bản để vận dụng linh hoạt vào việc giải các bài tập.
- Học lý thuyết song song đi đôi với thực hành, học xong phần nào nên tìm hiểu các đề, câu hỏi liên quan đến phần đó.
- Nên luyện từ 1-2 đề tổng hợp để không bị quên các kiến thức đã học ở trước. Ghi chép các kiến thức cần nhớ, sử dụng các kí hiệu, viết tắt , sơ đồ tư duy để học lý thuyết không trở nên nhàm chán.
Trên đây là những kĩ năng tổng hợp để giúp cho các bạn ôn thi khối B hiệu quả. Với những bạn kiến thức còn yếu nên dành nhiều thời gian luyện tập hơn, có thể làm 2 đề tổng hợp cho mỗi môn mỗi ngày. Chỉ cần có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, tôi tin rằng các bạn sẽ đạt được kết quả như mình mong đợi. Chúc các bạn thành công trong kì thi đại học sắp tới.